Suy luận qui nạp
Estimated reading time: 3 minutes

Sự ra đời và phát triển của suy luận qui nạp
- Vào đầu những năm 1600s, Francis Bacon cho rằng, để đạt được kiến thức mới phải đi từ thông tin riêng để đến kết luận chung, phương pháp này gọi là phương pháp qui nạp.
Phương pháp nầy cho phép con người dùng những tiền đề riêng, là những kiến thức đã được chấp nhận, như là phương tiện để đạt được kiến thức mới.
Cách suy luận qui nạp
- Trong qui nạp, không có mối quan hệ chặt chẽ giữa các lý do và kết quả. Một kết luận được rút ra từ một hoặc nhiều hơn minh chứng cụ thể. Các kết luận này giải thích thực tế, và thực tế ủng hộ các kết luận này.
Tiền đề riêng: | Lan, Hằng, Huệ và Vân tham dự lớp đều đặn |
Tiền đề riêng: | Lan, Hằng, Huệ và Vân đạt được điểm cao |
Tiền đề phụ: | Học viên tham dự lớp đều đặn thì đạt được điểm cao |
Lưu ý
Phương pháp qui nạp hoàn toàn khác với diễn dịch.
- Ngày nay, các nhà nghiên cứu đã kết hợp hai phương pháp trên hay còn gọi là “phương pháp khoa học”. Phương pháp khoa học cần phải xác định tiền đề chính (gọi là giả thuyết) và sau đó phân tích các kiến thức có được (nghiên cứu riêng) một cách logic để kết luận giả thuyết.
Hình thành phương pháp khoa học
Tiền đề chính (giả thuyết): | Sinh viên tham dự lớp đều đặn thì đạt được điểm cao | |
Tham dự lớp (nguyên nhân còn nghi ngờ):
|
Nhóm 1 | Lan, Hằng, Huệ và Vân tham dự lớp đều đặn |
Nhóm 2 | Linh, Khánh, Vinh và Bình không tham dự lớp đều đặn | |
Điểm (ảnh hưởng còn nghi ngờ):
|
Nhóm 1 | Lan, Hằng, Huệ và Vân đạt được điểm 9 và 10 |
Nhóm 2 | Linh, Khánh, Vinh và Bình đạt được điểm 5 và 6 | |
Kết luận: | Học viên tham dự lớp đều đặn thì đạt được điểm cao so với không tham dự lớp đều đặn (vì vậy, tiền đề chính hoặc giả thiết được công nhận là đúng) |
inductive reasoning, qui nạpNCKH sử dụng cả 2 phương pháp logic:
Phương pháp quy nạp đi theo hướng từ dưới lên (bottom up) phù hợp để xây dựng các lý thuyết và giả thuyết.
Trong khi đó phương pháp diễn dịch đi theo hướng từ trên xuống (top down) phù hợp để kiểm định các lý thuyết và giả thuyết.