Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu
Chọn mẫu là quá trình lựa chọn các đối tượng từ quần thể vào mẫu nghiên cứu.
Vì sao chọn mẫu?
-
Tính kịp thời cao.
-
Tiết kiệm.
-
Thông tin sâu hơn.
-
Độ chính xác cao.
-
Không đòi hỏi tổ chức lớn: không cần mất nhiều nguồn lưc. Trong thực tế NC, không ai dùng số lượng quần thể mà chỉ dùng mẫu.
Phương pháp chọn mẫu
-
Chọn mẫu xác suất (probability sampling): tiêu chí đồng đều, độ tin cậy cao hơn phi xác suất.
-
Chọn mẫu phi xác suất (non-probability sampling): tiêu chí thuận tiện.
Probability sampling | Non-probability sampling |
---|---|
Ngẫu nhiên đơn giản (simple random): dễ làm, đòi hỏi có danh sách đối tượng, độ tin cậy cao |
Chọn mẫu thuận tiện (convenience): độ tin cậy rất kém. |
Chọn mẫu hệ thống (systematic): ví dụ trong danh sách 1000 bạn, lấy mẫu 100 bạn, khoảng cách là 10 đơn vị |
Chọn mẫu phán đoán (judgement): Phụ thuộc vào kinh nghiệm rất chủ quan của người nghiên cứu |
Chọn mẫu phân tầng (stratified random): chia ra theo các tiêu chí rồi lại lấy ngẫu nhiên, các cá thể cùng tầng có cùng đặc điểm chung, có các đặc điểm dị biệt khác nhau |
Chọn mẫu theo lớp (quote) tương tự như phân tầng: sau khi phân tầng lại chọn theo ý chủ quan |
Chọn mẫu theo cụm (cluster): chia ra những người sống ở HN, Bắc, Nam,... trong từng nhóm đó cũng lấy ngẫu nhiên, các đối tượng cùng cụm <có thể không cùng đặc điểm dị biệt ( không phải đặc điểm chung) |
Chọn mẫu theo mầm (snowball): người được chọn này giới thiệu người kia |